Hồ sơ năng lực là gì? Nội dung của chúng gồm những gì và có ảnh hưởng như thế nào đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn trả lời được những câu hỏi trên để có được cái nhìn cụ thể nhất về khái niệm này.
1. Hồ sơ năng lực là gì?
Hồ sơ năng lực còn có tên gọi tiếng Anh thông dụng là profile, là tài liệu cung cấp thông tin tóm tắt về một cá nhân hay doanh nghiệp muốn giới thiệu bản thân cho khách hàng hay đối tác.
Hồ sơ năng lực là bản thiết kế khổ A4 bao gồm thông tin và hình ảnh của doanh nghiệp. Nói cách khác, hồ sơ năng lực chính là nhân viên bán hàng, doanh nghiệp thông qua đó để thể hiện trình độ, năng lực với khách hàng. Với vai trò quan trọng như vậy, khi thiết kế hồ sơ năng lực phải chú trọng về hình thức để tạo sự ấn tượng ngay từ lần đầu tiên.
Khi thiết kế hồ sơ năng lực mẫu, ngoài bản profile cung cấp thông tin khái quát về doanh nghiệp thì cần có thêm tài liệu để giới thiệu đầy đủ để khách hàng, đối tác hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn.
2. Hồ sơ năng lực dành cho cá nhân và công ty là 2 loại phổ biến nhất chúng ta thường gặp hiện nay. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa 2 loại hồ sơ này?
Hồ sơ năng lực cá nhân hay profile cá nhân là tài liệu ghi chép lại đầy đủ nhất những thông tin cơ bản của một cá nhân như: tên, tuổi, giới tính, khả năng và sở thích của bản thân, quá trình làm việc,… Đây có thể được xem như bản CV mà chúng ta thường nói tới khi đi xin việc. Một profile cá nhân được thiết kế hiệu quả chắc chắn sẽ giúp cho bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Hồ sơ năng lực công ty hiểu một cách đơn giản chính là “bức chân dung” của doanh nghiệp, được thể hiện dưới dạng nội dung đi kèm hình ảnh minh họa, cung cấp cho đối tác cái nhìn từ tổng quan đến cụ thể về doanh nghiệp như: tầm nhìn của chủ doanh nghiệp, giá trị cốt lõi, thông tin về thương hiệu và quan trọng nhất đó chính là tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hồ sơ năng lực công ty tuy chỉ là một công cụ nhỏ mang tính chất kết nối nhưng trên thực tế, đây chính là “chìa khóa” quan trọng giúp đối tác mở cánh cửa để đến gần hơn với doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu như trước đây loại hồ sơ này thường chỉ được sử dụng trong ngành xây dựng thì giờ đây, nó đã được biết đến rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
3. Vai trò của hồ sơ năng lực trong thời đại hiện nay
3.1. Phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của đối tác, khách hàng
3.2. Khẳng định vị thế của doanh nghiệp
3.3. Xây dựng thương hiệu, tăng doanh số bán hàng
3.4. Tham gia vào các dự án đấu thầu
4. Những yêu cầu khi thiết kế hồ sơ năng lực
Vì hồ sơ năng lực là bộ mặt của doanh nghiệp nên khi thiết kế phải thể hiện được ưu thế, năng lực và giá trị cốt lõi của đơn vị đó. Yêu cầu khi làm mẫu hồ sơ năng lực phải đáp ứng được các yếu tố sau đây:
- Hình ảnh trong hồ sơ có bảng màu thu hút, hình ảnh sắc nét, bố cục bố trí hợp lý. Hình ảnh khiến người xem chú ý đầu tiên khi xem 1 profile của công ty.
- Quá trình in ấn phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng giấy lẫn mực in để tránh những lỗi thường gặp khi in như nhàu nát, sai màu…
- Nội dung trong profile được trình bày cẩn thận, câu từ không quá dài. Nội dung bố trí hợp lý, logic rõ ràng.
- Nội dung trong profile rất quan trọng và bắt buộc phải có những thông tin dưới đây:
- Thông tin về công ty: tên công ty, trụ sơ, website, năm thành lập,…
- Nhân sự công ty: nhân viên trong công ty, trình độ chuyên môn, cấp bậc…
- Trang bị máy móc, tài sản vật chất…
- Thành tích công ty đã đạt được, những dự án đã thực hiện, đối tác đã từng hợp tác cùng…
- Năng lực khác của công ty
5. Nội dung của hồ sơ năng lực
5.1. Hồ sơ năng lực cá nhân
5.2. Hồ sơ năng lực công ty
Khác với mẫu dành cho cá nhân, thiết kế cho công ty sẽ cần có sự đầu tư nhiều hơn về mặt nội dung cũng như hình thức, cụ thể bao gồm những phần chính sau:
Bìa hồ sơ: Thường gồm logo, thương hiệu, slogan,… Nên thiết kế chỉn chu do trang bìa là thứ đầu tiên đập vào mắt người đọc. Nó gây ấn tượng ngay từ thời khắc ban đầu, quyết định rất lớn đến khả năng hợp tác sau này.
Những thông tin cơ bản về công ty: tên công ty, năm thành lập, giới thiệu lịch sử công ty,…. Chủ doanh nghiệp và các cán bộ cấp cao, sơ đồ tổ chức các phòng ban,…
Báo cáo tài chính: Những con số báo cáo tài (thường là 3 năm gần nhất) chỉn chu và chính xác sẽ là bằng chứng chứng minh năng lực, tiềm lực phát triển của công ty.
Thông tin pháp lý: Cung cấp thông tin cần thiết về mặt pháp lý như: giấy tờ giao dịch, mã số thuế, giấy phép kinh doanh,… Giúp khách hàng yên tâm, tường minh về công ty hơn.
Những sản phẩm, dự án đã hoàn thành và thành tích đạt được: Chứng tỏ cho khách hàng thấy thực lực làm việc của công ty.
Các kế hoạch phát triển trong tương lai: Cho đối tác thấy sự phát triển và hứa hẹn khi đầu tư.
6. Một số phần mềm cơ bản thiết kế hồ sơ năng lực
Hiện nay, không khó để chúng ta có thể tìm kiếm những phần mềm thiết kế hồ sơ năng lực. Nhưng đâu mới là những phần mềm thực sự hữu dụng đối với các cá nhân và doanh nghiệp?
Hãy cùng điểm qua 4 phần mềm cơ bản dưới đây:
6.1. photoshop
6.2. Corel
Không cần đau đầu thiết kế profile bằng những phần mềm xa lạ mà phức tạp. Corel sẽ giúp bạn bằng nhiều tính năng nhưng rất dễ sử dụng.
Corel là phần mềm đồ họa vector có nhiều ưu điểm như: giao diện người dùng thân thiện. Nó rất phù hợp với những người dùng mới thiết kế. Hỗ trợ nhiều phím tắt tiện dụng giúp thao tác nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
6.3. Indesign
Indesign còn được gọi với cái tên ID là phần mềm được ưa chuộng với rất nhiều ưu điểm như tự tạo heading. Tự đánh số thứ tự trang, vẽ minh họa. Và kết hợp những tính năng thiết kế chuyên nghiệp.
Chính những ưu điểm này sẽ góp phần giúp người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Cũng như đem lại sản phẩm có hiệu quả nhất.
6.4. Illustrator
6.5. Ms. Paint
Nếu có nhu cầu thiết kế và in ấn như những mẫu trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
THIẾT KẾ – QUẢNG CÁO – IN ẤN – THI CÔNG
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất cho bạn.
Địa chỉ: 447 Lê Văn Lương, P. Tân phong – Quận 7 – Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0961 345 997 – 0989 25 03 97